Alzeimer 
Bệnh lú lẫn là gì? Có thuốc lú lẫn không?
10:33, Thứ Năm, 12-12-2019
Lú lẫn là tình trạng bệnh nhân không thể suy nghĩ rõ ràng hoặc nhanh nhẹn như bình thường.
Bệnh lú lẫn là gì?
Lú lẫn là tình trạng bệnh nhân không thể suy nghĩ rõ ràng hoặc nhanh nhẹn như bình thường. Bạn sẽ cảm thấy không xác định được phương hướng và thấy khó khăn để tập trung, ghi nhớ và đưa ra quyết định. Nếu trong trường hợp nặng, bệnh còn được gọi là mê sảng.
Bệnh lú lẫn có những triệu chứng thường gặp nào?
- Có những suy nghĩ lung tung, lộn xộn
- Khó khăn khi nói: Nói bé, líu nhíu từ ngữ hoặc ngập ngừng
- Nói những câu nói không được rõ ràng, không bình thường
- Nhầm lẫn về thời gian và địa điểm
- Hay quên, thậm chí quên mất mình đang làm gì
- Cảm xúc thay đổi bất thường, có khi tự dưng kích động
- Khó khăn trong việc thực hiện hoặc giải quyết những việc, những vấn đề mà trước đây hoàn toàn làm được
- Bị ảo tưởng, hoang tưởng
- Không nhận ra, nhầm lẫn giữa mọi người
- Có những nghi ngờ không căn cứ
Nguyên nhân của bệnh
Lú lẫn được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, có thể do yếu tố sức khỏe hoặc sự thiếu hụt các vitamin, nhiễm độc rượu,…Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác như:
- Chấn động: là một tổn thương não gây ra bởi chấn thương đầu. Chấn động sẽ làm mức độ tỉnh táo của người bệnh thay đổi, khả năng ra quyết định, phối hợp các vận động và lời nói có thể kém đi. Người bệnh có thể lú lẫn do chấn động sau khi bị thương một vài ngày.
- Mất nước: Mỗi ngày cơ thể mất nước qua nước tiểu, mồ hôi cũng như các chức năng khác. Nếu ta không đều đặn bổ sung lượng nước mất đi đó, cơ thể sẽ bị thiếu nước. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới lượng khoáng chất (chất điện giải) và khiến cho cơ thể mệt mỏi, khó có thể hoạt động bình thường.
- Thuốc lú lẫn: Một số loại thuốc có thể gây lú lẫn. Việc sử dụng thuốc không tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng có khả năng gây ra lú lẫn.
- Một số nguyên nhân khác: phiền muộn, lo âu kéo dài, thiếu dinh dưỡng, thiếu ngủ, mất ngủ, sốt, nhiễm trùng, nhiệt độ cơ thể giảm nhanh bất ngờ, đường huyết thấp, u não, nhiễm độc rượu, thuốc, các bệnh thần kinh như đột quỵ,…
Bệnh lú lẫn và những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lú lẫn:
- Bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật
- Người sử dụng nhiều rượu bia, ma túy, các chất kích thích, chất gây nghiện,…
- Tuổi tác: Tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc bệnh
- Những người có bệnh lý não
Giúp đỡ người bị bệnh lú lẫn
- Không được để người mắc bệnh lú lẫn ở một mình. Hãy đảm bảo luôn có người bên cạnh chăm sóc và giúp đỡ để họ được an toàn.
- Thường xuyên trò chuyện với người bệnh, giới thiệu về bản thân, nhắc nhở họ thưởng xuyên về thời gian, địa điểm, những kế hoạch, giữ cho môi trường xung quanh họ yên bình.
- Đối với trường hợp lú lẫn đột ngột do lượng đường trong máu thấp (ví dụ sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường), bệnh nhân nên uống hoặc ăn một món ngọt. Nếu lú lẫn kéo dài hơn 10 phút, bệnh nhân phải được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
Theo: bệnhđãngtrí.vn
Danh sách tin liên quan
Nhận diện bệnh alzheimer qua biểu hiện cơ thể (09:08, Thứ Hai, 25-01-2021)
MIND – chế độ ăn hiệu quả phòng ngừa bệnh Alzheimer (09:38, Thứ Năm, 01-10-2020)
10 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (09:38, Thứ Ba, 15-09-2020)
6 dấu hiệu cảnh báo về bệnh sa sút trí tuệ ở người thân (10:32, Thứ Hai, 03-08-2020)
Bật mí 6 sự thật về bệnh Alzheimer (09:06, Thứ Hai, 11-05-2020)
Người bị bệnh lú lẫn nên và không nên ăn gì? (09:59, Thứ Ba, 03-03-2020)